Giải đáp thông tin về chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm từ A đến Z

Nếu bạn đang quan tâm đến việc trở thành một giáo viên hoặc đơn giản muốn bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ sư phạm của mình thì ĐỪNG BỎ QUA bài viết này. Bài viết sẽ cung cấp thông tin các chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm hiện nay cũng như một nơi uy tín để bạn có thể học và lấy chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, bắt đầu sự nghiệp “trồng người” của mình.

I. Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì?

1. Định nghĩa chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là chứng chỉ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, là loại văn bằng xác nhận một người đã hoàn thành khóa học đào tạo nghiệp vụ sư phạm đối với các cá nhân không được đào tạo chuyên ngành sư phạm nhưng có yêu cầu, nguyện vọng muốn trở thành giáo viên.

2. Đối tượng cần chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Các bạn đã tốt nghiệp các trường trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc trường nghề; người đã có trình độ chuyên môn nhưng chưa qua đào tạo sư phạm, đang có mong muốn trở thành nhà giáo, nếu muốn nhận chứng chỉ sẽ phải tìm hiểu và tham gia học và lấy chứng chỉ này.

II. Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên

Theo Điều 72 Luật Giáo dục 2019 của nhà nước có quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo, đề cập như sau:

1. Giáo viên mầm non

Yêu cầu có bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng, đại học trở lên.

2. Giáo viên bậc tiểu học, THCS, THPT

Yêu cầu có bằng tốt nghiệp cử nhân thuộc chuyên ngành đào tạo giáo viên trở lên. Trong trường hợp chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên, thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp môn dạy học và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

3. Giảng viên đại học

Yêu cầu có bằng thạc sĩ trở lên đối với vị trí giảng dạy trình độ đại học.

4. Nhà giáo tham gia giảng dạy, hướng dẫn làm luận văn thạc sĩ/luận án tiến sĩ

Yêu cầu có bằng tiến sĩ.

Căn cứ theo Điều 54 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đề cập như sau:

5. Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp

Phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề dạy trình độ sơ cấp.

III. Điều kiện để được cấp chứng chỉ sư phạm

1. Điều kiện dự tuyển cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

  • Người dự tuyển phải có bằng tốt nghiệp đại học/cao đẳng theo đúng yêu cầu.
  • Người dự tuyển đảm bảo có đủ sức khỏe để tham gia khóa đào tạo.
  • Nộp hồ sơ đăng ký đầy đủ thủ tục, đúng kỳ hạn cho cơ sở tổ chức bồi dưỡng.

2. Điều kiện được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

  • Học viên phải tham gia đầy đủ các học phần theo quy định trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
  • Tất cả các bài kiểm tra/điểm thi học phần trong chương trình học phải đạt từ điểm 05 trở lên (trên thang điểm 10).
  • Đối tượng đang không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

IV. Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm mầm non

1. Đối tượng học

  • Người có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên.
  • Người muốn làm trong lĩnh vực chăm sóc, giáo dục trẻ nhưng chưa qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm mầm non.
  • Sinh viên tốt nghiệp đại học cao đẳng không phải chuyên ngành sư phạm nhưng có mong muốn và nguyện vọng để trở thành giáo viên mầm non.
  • Đối tượng chuyên môn trong các lĩnh vực hội họa, dạy võ, thể dục, ngoại ngữ muốn tham gia dạy học trong trường mầm non.

2. Nội dung chương trình học

  • Tổ chức các hoạt động giáo dục và dạy học trong trường Mầm non
  • Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ trong trường Mầm non
  • Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ trong trường Mầm non
  • Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ trong trường Mầm non
  • Tổ chức chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong trường Mầm non
  • Tổ chức các hoạt động khám phá khoa học và toán cho trẻ trong trường Mầm non
  • Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non (Tổ chức hoạt động phát triển nhận thức, tình cảm xã hội và ngôn ngữ cho trẻ)
  • Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với Tiếng Anh
  • Giáo dục Hòa nhập cho trẻ có nhu cầu đặc biệt trong trường Mầm non
  • Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục nhà trẻ cho trẻ từ 3 tháng đến 36 tháng tuổi
  • Giáo dục trẻ tại nhà trẻ

V. Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên bậc tiểu học

(Mẫu chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Tiếng Anh cấp Tiểu học)

1. Đối tượng học

  • Người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp (Âm nhạc, Mỹ thuật, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, Tiếng Anh) có nguyện vọng trở thành giáo viên Tiểu học.
  • Tổ chức, cá nhân có nhu cầu học tập, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

2. Nội dung chương trình

Tổng số học phần gồm 35 tín chỉ, trong đó:

  • Khối lượng học phần bắt buộc: 31 TC
  • Khối lượng học phần tự chọn: 04 TC

(Theo Thông tư số 11/2021/TT-BGDĐT về tổ chức tuyển sinh bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tiểu học).

VI. Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy học cho giáo viên THCS, THPT

(Mẫu chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Tiếng Anh cấp Trung học cơ sở)

 

 

(Mẫu chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Tiếng Anh cấp Trung học phổ thông)

1. Đối tượng học

  • Người đã tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành phù hợp, có nguyện vọng trở thành giáo viên bậc THCS/THPT.
  • Nhà giáo đã được tuyển dụng công tác tại cơ sở giáo dục THCS/THPT nhưng chưa có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo quy định Bộ GD&ĐT đưa ra.
  • Cá nhân, tổ chức có nhu cầu học và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

2. Nội dung chương trình

Khối học phần chung (A): 17 tín chỉ, trong đó:

  • 15 tín chỉ bắt buộc
  • 02 tín chỉ tự chọn.

Khối học phần nhánh (B) hoặc (C):

  • 09 tín chỉ lựa chọn theo môn học
  • 06 tín chỉ thực hành/thực tập bắt buộc
  • 02 tín chỉ tự chọn.

(Theo Thông tư số 12/2021/TT-BGDĐT về tổ chức tuyển sinh bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm THCS, THPT).

VII. Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học cao đẳng

(Mẫu chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng)

1. Đối tượng học

  • Người có nhu cầu theo học để trở thành giảng viên tại các cơ sở giáo dục ĐH/CĐ tại Việt Nam.
  • Giảng viên đang giảng dạy tại các trường ĐH/CĐ có mong muốn thi chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đại học.

2. Nội dung chương trình

Tổng số tín chỉ: 20 TC, trong đó:

  • Khối kiến thức chung: 15 TC
  • Khối kiến thức bắt buộc: 5 TC

(Theo Thông tư số 12/2013/TT-BGDĐT về việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đối tượng muốn trở thành giảng viên Đại Học Cao Đẳng).

VIII. Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề

(Mẫu chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề)

1. Đối tượng học

  • Giảng viên có trình độ sơ cấp nghề chưa qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề.
  • Những người đã có chuyên môn, tay nghề, kỹ thuật nghề có mong muốn trở thành giáo viên dạy trình độ sơ cấp nghề.
  • Giáo viên đang làm việc tại các cơ sở mầm non, có nhu cầu bồi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo.

2. Nội dung khung chương trình

a. Chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm nghề sơ cấp:

Bao gồm 04 môn học, tổng cộng 160 tiết.

(Tham khảo chi tiết tại: thông tư 38/2017/TT-BLĐTBXH quy định khung chương trình nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ sơ cấp).

b. Chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm nghề trung cấp – cao đẳng:

Bao gồm 08 môn học (06 môn bắt buộc, 02 môn tự chọn).

(Tham khảo chi tiết tại: thông tư 28/2018/TT-BLĐTBXH quy định khung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề trình độ trung cấp – cao đẳng).

IX. Địa điểm học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Bạn đang chưa biết học chứng chỉ sư phạm ở đâu tại TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng ?

Thông Tin Liên Hệ Và Đăng Ký Tại:

CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC VIỆT NAM

Điện thoại: 0941 86 86 41 (Ms. Diễm – Phòng tuyển sinh)

Email: thanhdiem.hcm@giaoducvietnam.edu.vn

Website:tuyensinh24gio.vn

Địa chỉ nộp hồ sơ:

  • Số 16/8 Trần Thiện Chánh – Phường 12 – Quận 10 – TP Hồ Chí Minh
  • Phường Đồng Hòa – Quận Kiến An – Hải Phòng
  • Phường Cổ Nhuế 1 – Quận Bắc Từ Liêm – TP Hà Nội

Các tỉnh thành khác: Liên hệ trực tiếp 0966 86 86 41 (Hotline) sẽ được tư vấn chi tiết.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ mang lại những điều hữu ích cho các bạn. Công ty có nhận đào tạo theo hợp đồng tại tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các học viên ở xa

FORM TƯ VẤN - ĐĂNG KÝ HỌC 
Hotline: 0966 86 86 41
Call / Zalo: 0966 86 86 41 (Hỗ trợ 24/7)