Câu hỏi tự luận dành cho người Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (Phần 5)

PHẦN 5
Anh/chị lưu ý: Tài liệu được chúng tôi cập nhật trên website có đáp án sẵn chỉ mang tính chất tham khảo, không đảm bảo hoàn toàn chính xác và có thể xảy ra sai sót. Anh/chị nên xem xét lại đáp án trước khi sử dụng.
Câu 10. Các thiết bị an toàn có tác dụng ngăn cách vùng nguy hiểm với công nhân trong quá trình sử dụng máy móc thường là:
a. Thiết bị bao che.
b. Cơ cấu phòng ngừa.
c. Tín hiệu an toàn.
d. Cả 3 phương án trên.
Câu 11. Các hệ thống phòng ngừa sự cố có thể tự phục hồi lại khả năng làm việc của thiết bị khi các thông số đã giảm đến mức quy định bao gồm các loại nào sau đây
a. Rơ le nhiệt, rơ le áp suất.
b. Ly hợp ma sát, ly hợp vấu, lò xo.
c. Van an toàn kiểu lò xo và đối trọng
d. Cả 3 phương án trên.
Câu 12. Khóa liên động là cơ cấu có khả năng làm gì:
a. Loại trừ khả năng gây nguy hiểm cho người, thiết bị khi sử dụng máy không đúng quy trình thao tác. 
b. Phòng ngừa sự cố của thiết bị có liên quan đến điều kiện an toàn của người lao động.
c. Che chắn vùng nguy hiểm của máy.
d. Cả 3 phương án trên.
Câu 13. Những đối tượng làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ nào dưới đây bắt buộc phải được huấn luyện ATVSLĐ trước khi giao việc?
a. Tất cả những người lao động đang làm việc.
b. Người mới tuyển dụng, người học nghề, tập nghề.
c. Người mới vào thử việc, người lao động hành nghề tự do.
d. Cả a, b và c đều đúng.
Câu 14. Yêu cầu trước khi đưa vào sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như bình chịu áp lực, thiết bị nâng...:
a. Công nhân vận hành thiết bị phải có chứng chỉ về chuyên môn, nắm được nguyên tắc an toàn khi sử dụng và có thẻ an toàn lao động.
b. Ban hành và niêm yết nội quy an toàn, quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố tại nơi để thiết bị ở vị trí dễ thấy, dễ đọc. c. Phải được kiểm định kỹ thuật an toàn với cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
d. Cả a, b và c đều đúng.
Câu 15. Về mặt tổ chức- kỹ thuật, các yếu tố nào sau đây có thể gây mất an toàn trong quá trình sản xuất:
a. Địa điểm không gian, mặt bằng sản xuất chật hẹp; máy, thiết bị lắp đặt không đảm bảo quy phạm an toàn, không đúng kỹ thuật.
b. Máy, thiết bị bố trí không hợp lý; người lao động để bừa bãi, không sắp xếp gọn gàng, phù hợp tầm với.
c. Máy, thiết bị, phương tiện làm việc… không phù hợp với nhân trắc người lao động; phương tiện, dụng cụ phục vụ sản xuất thiếu hoặc kém chất lượng.
d. Cả a, b và c.
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI PHẦN THI XỬ LÝ TÌNH HUỐNG (30 câu)
Câu 1. Xử lý tình huống Anh công nhân X bị ngã giàn giáo, mọi người cấp cứu thấy anh X bị gãy hở xương cẳng tay. Anh (chị) hãy trình bày phương pháp cấp cứu cho nạn nhân trên.
Đáp án tình huống: Sơ cứu nạn nhân bị gãy hở xương cẳng tay Chuẩn bị dụng cụ: nẹp, băng vải, băng cuộn, bông gạc, thuốc sát trùng Làm sạch quanh vết thương bằng các loại thuốc sát trùng Đặt gạc lên và băng lại Đặt nẹp dài từ mỏm khuỷu tới mu bàn tay; đặt một nẹp từ khuỷu tới gan bàn tay Buộc cố định nẹp Cố định nạn nhân trong tư thế cẳng tay vuông góc với cánh tay, lòng bàn tay ngửa lên trên bằng băng vải vòng qua cổ Cho dùng các loại thuốc giảm đau. Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115
Câu 2. Tình huống cấp cứu Hai anh A và B là công nhân một xưởng sản xuất thép. Do phân loại nguyên liệu không kỹ nên khi hai công nhân đổ nguyên liệu vào lò nấu thì có một vỏ hộp kín lẫn trong nguyên liệu nên vỏ hộp nổ làm hai công nhân bị thương. Anh A bị thương ở mắt phải do bị kim loại bắn vào. Anh (chị) hãy trình bày phương pháp sơ cứu vết thương ở mắt cho nạn nhân A.
Đáp án: Sơ cứu vết thương ở mắt Chuẩn bị dụng cụ: băng cuộn, bông gạc, thuốc sát trùng . Làm sạch xung quanh mắtbằng các loại thuốc sát trùng . Đặt gạc, bông vô trùng lên trên mắt . Bắt đầu băng từ thái dương bên phải vòng qua bên trái, tới chỗ phình xương chẩm trên tai phải, về chỗ bắt đầu (băng hai vòng như vậy) Lần hai đến chỗ phình xương chẩm qua dưới tai phải, chếch lên che kín mắt phải, đưa mép băng qua sống mũi, rồi lại qua trên thái dương đến chỗ phình xương chẩm. Cứ vòng sau đè lên vòng trước ở chỗ tai phải và chếch dần xuống phía trên thái dương cho đến khi băng kín mắt, rồi băng hai vòng trên đầu để cố định. Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115.
Câu 3. Tình huống cấp cứu Chị X là thủ kho của Công ty sản xuất giấy. Trong khi đang làm việc thì bị lô giấy từ trên cao đổ vào người. Chị X ngã ra sàn nhà kho và bị lô giấy đè vào gãy kín xương đùi phải. Để sơ cứu cho chị X, theo anh (chị) phải làm như thế nào?
Đáp án tình huống: Sơ cứu nạn nhân bị gãy kín xương đùi phải. Chuẩn bị dụng cụ: Hai nẹp dài để cố định, băng cuộn, băng gạc. Đặt nẹp để cố đinh: một nẹp từ mắt cá ngoài tới hõm nách, một nẹp từ mắt cá trong tới bẹn. Buộc cố định hai nẹp vào nhau bằng băng cuộn ở các vị trí giữa ngực ngang hõm nách, thắt lưng, chậu hông, đùi, gối, cẳng chân. Cố định hai chi vào nhau ở đùi, gối, cẳng chân. Nâng nạn nhân lên cáng phải đỡ ở các vị trí đầu lưng, giữa thân, đùi và cẳng chân. Cho dùng các loại thuốc giảm đau nếu nạn nhân đau nhiều. Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115. Lưu ý: hạn chế động chạm đến vết gãy.
Câu 4. Xử lý tình huống cấp cứu Anh X được giao nhiệm vụ xi nhan cho cẩu tháp cẩu các bó thép từ xe xuống công trường. Trong quá trình cẩu, một cây thép trên xe móc vào bó thép đang cẩu. Khi nâng cao được 2m, cây thép bỗng bật trở lại đập vào đầu khi anh X đang đứng dưới bó thép để xi nhan.Mũ bảo hộ lao động bị vỡ, anh X bị một vết thương ở đỉnh đầu. Anh (chị) hãy trình bày cách sơ cứu vết thương ở đỉnh đầu cho anh X.
Đáp án tình huống: Sơ cứu vết thương ở đỉnh đầu. Chuẩn bị dụng cụ: băng cuộn, bông gạc, thuốc sát trùng. Bước 1: Bắt đầu băng từ trên tai phải, qua trán, phái trên tai trái, phía dưới xương chẩm, về vị trí ban đầu. Băng thêm một vòng nữa như trên. Bước 2: Lần thứ hai, khi vòng đến giữa chán thì gấp băng lại, ngón cái và ngón trỏ tay trái ấn lấy, đưa băng qua đỉnh đầu tới xương chẩm, nhờ nạn nhân hoặc người khác giữ lấy. Bước 3: Cứ thế băng từ trán xuống gáy lên trán, vòng sau đè lên vòng trước 1/2 cho đến khi băng kín cả đầu thì băng thêm hai vòng quanh đầu như bước 1 để cố định . Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115.
Câu 5. Xử lý tình huống Khi đang kéo xe cải tiến chở phế thải công trình thi công trên sàn tầng 6, bánh xe đè vào dây điện bị hở rải trên sàn, anh A bất ngờ bị điện giật bất tỉnh và ngừng tim. Mọi người đưa ra khỏi nguồn điện và tiến hành cấp cứu. Anh (chị) hãy trình bày phương pháp cấp cứu cho nạn nhân trên.
Đáp án tình huống: Cấp cứu nạn nhân bị ngừng tim (Phương pháp xoa bóp tim ngoài lồng ngực).
- Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền cứng, nằm ngửa tối đa.
- Lau sạch mũi miệng, lấy dị vật ở mũi, miệng (nếu có).
- Người cấp cứu đặt lòng bàn tay trái lên phần nửa dưới xương ức, bàn tay phải để chéo lên góc bàn tay trái.
- Duỗi thẳng 2 tay, ấn thẳng vuông góc với lồng ngực, sao cho xương ức lún sâu xuống 3-4cm.
- Làm nhịp nhàng 60 -70 lần trong 1 phút. - Tiến hành kiên trì tới khi tim đập trở lại. - Sau 1 giờ cấp cứu tim không đập trở lại thì mới thôi.
Câu 6. Xử lý tình huống Chị X là cấp dưỡng cho tổ công nhân một công trường xây dựng. Trong quá trình nấu ăn, do sơ ý nên chị bị bỏng nhẹ. Anh (chị) hãy trình bày phương pháp sơ cứu cho chị X.
Đáp án tình huống: sơ cứu nạn nhân bị bỏng nhẹ. - Dập tắt nguyên nhân gây bỏng
- Nhúng vùng bị bỏng vào vòi nước lạnh ngay lập tức.
- Hoặc đắp chỗ bỏng bằng gạc (khăn tay hoặc khăn tắm) thấm nước lạnh cho đến khi bớt đau.
- Tháo hết các đồng hồ, vòng đeo tay, nhẫn, dây thắt lưng hoặc quân áo chật tại vùng bị bỏng trước khi chỗ bỏng sưng lên.
- Băng lại bằng gạc sạch (vô trùng).
Câu 7. Xử lý tình huống Anh A là công nhân thi công tại tòa nhà 18 tầng. Trong quá trình di chuyển trên sàn tầng 2, anh Abị ngã vào hố chờ thang máy và rơi xuống sàn tầng hầm. Theo nhận định ban đầu, Anh A đã bị gãy cột sống. Theo anh (chị) cần làm gì để sơ cứu cho nạn nhân?
Đáp án tình huống: Sơ cứu gãy cột sống.
- Chấn an nạn nhân, giữ cho họ không được cử động.
- Đặt 2 bàn tay 2 bên tai nạn nhân để giữ cho đầu cố định ở giữa.
- Cố định đầu bằng cách cuốn vải thành cổ áo và đặt quanh cổ nạn nhân. Không để cổ và sống lưng cong.
- Luôn giữ cho cổ và cơ thể trên 1 đường thẳng cả khi đặt nạn nhân vào cáng cứng và trong khi vận chuyển. - Dùng gối, đệm cát chèn 2 bên đầu, 2 bên cổ nạn nhân.
* Chú ý: Nếu cột sống bị gãy thì nạn nhân có khả năng không di chuyển được nữa. Nạn nhân sẽ không cử động, bạn phải gọi ngay sự hỗ trợ của đội cấp cứu y tế. - Nếu xương sọ bị vỡ có thể máu sẽ chảy ra ngoài tai hoặc mũi, nạn nhân có thể bất tỉnh. Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Câu 8. Xử lý tình huống Khi đang bắc ván sàn giáo, anh X trượt chân ngã từ sàn giáo xuống đất và bị gãy xương cẳng chân phải. Anh (chị) hãy trình bày cách sơ cứu trong trường hợp trên.
Đáp án tình huống: Sơ cứu nạn nhân bị gãy xương cẳng chân phải.
- Chuẩn bị dụng cụ: Hai nẹp dài, băng cuộn, bông gạc, thuốc sát trùng. Làm sạch quanh vết thương bằng các loại thuốc sát trùng Đặt gạc lên và băng lại Đặt hai nẹp dài từ dưới cổ chân tới giữa đùi, một nẹp ở phía trong, một nẹp ở phía ngoài Đặt bông gạc đệm ở hai bên mắt cá chân, hai bên gối Dùng băng cuộn cố định hai nẹp vào nhau ở giữa đùi, trên và dưới chỗ gãy, cổ chân, bàn chân Cho dùng các loại thuốc giảm đau nếu nạn nhân đau nhiều Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115
Câu 9. Xử lý tình huống Chị X đang di chuyển trên đường đi nội bộ của Công ty thì bị xe nâng hàng va vào. Chị X bị ngã xuống nền đường và gãy xương cánh tay phải. Anh (chị) trình bày cách sơ cứu cho chị X.
Đáp án tình huống: Sơ cứu nạn nhân bị gãy xương cánh tay phải.
* Chuẩn bị dụng cụ: Hai nẹp để cố định, một băng vải to bản, băng cuộn.
* Cách thực hiện:
- Đặt một nẹp từ hõm nách đến khuỷu tay.
- Đặt một nẹp từ vai đến khuỷu tay ở mặt ngoài. - Dùng băng cuộn cố định tại điểm ngang hõm nách, giữa cánh tay, phía trên khuỷu tay.
- Cố định tay nạn nhân trong tư thế cẳng tay vuông góc với cánh tay, bàn tay úp xuống dưới bằng băng vải vòng qua cổ.
- Cho dùng các loại thuốc giảm đau nếu nạn nhân đau nhiều.
- Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115.
Câu 10. Xử lý tình huống cấp cứu Anh A là kỹ sư trắc địa. Trong quá trình đo đạc để thi công cầu bắc qua song Cà Lồ huyện Sóc Sơn phải đo một điểm bên kia sông. Vì ngại đi đường vòng qua cầu xa 7km nên anh A đã tự ý bơi qua sông. Khi bơi cách bờ 4m anh A đột ngột bị chìm xuống nước. Mọi người đưa anh A lên bờ để cấp cứu. Anh (chị) hãy trình bày cách cấp cứu anh A bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt.
Đáp án tình huống: Phương pháp hà hơi thổi ngạt.
- Đặt bệnh nhân nằm ngửa, cổ ưỡn, độn vai. - Lau sạch mũi miệng, lấy dị vật ở mũi miệng (nếu có)
- Nới rộng quần áo cho nạn nhân
- Một tay đẩy cằm nạn nhân ra phía trước và lên trên để bệnh nhân há miệng
- Một tay đặt lên trán nạn nhân, bóp chặt 2 lỗ mũi
- Hít một hơi dài, áp miệng mình vào miệng nạn nhân rồi thổi (có thể đặt 1 khăn mùi xoa lên miệng nạn nhân trước khi thổi)
- Khi thổi quan sát xem ngực nạn nhân có phồng lên hay không (nếu ngực phồng lên là được) - Ngửa mặt lên, hít một hơi dài. Bỏ tay đang bịt mũi nạn nhân, để nạn nhân tự thở ra
- Thổi như vậy từ 15-18 lần trong 1 phút, tới khi nạn nhân tự thở được
Câu 11. Xử lý tình huống cấp cứu Anh (chị) hãy trình bày cách xử lý ban đầu khi bị điện giật và phương pháp cấp cứu khi người bị nạn ngừng thở bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt.
Đáp án tình huống: Cách xử lý ban đầu khi bị điện giật và phương pháp cấp cứu hà hơi thổi ngạt.
- Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi dòng điện.
- Không được dùng tay không mà nên mang găng tay cao su hay quấn bao nylon, vải khô, đi guốc dép khô hay đứng đứng trên một tấm ván khô, dùng gậy gỗ khô để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
- Đặt bệnh nhân nằm ngửa, cổ ưỡn, độn vai, lau sạch mũi miệng, lấy dị vật ở mũi miệng (nếu có).
- Nới rộng quần áo cho nạn nhân. - Một tay đẩy cằm nạn nhân ra phía trước và lên trên để bệnh nhân há miệng. - Một tay đặt lên trán nạn nhân, bóp chặt 2 lỗ mũi.
- Hít một hơi dài, áp miệng mình vào miệng nạn nhân rồi thổi (có thể đặt 1 khăn mùi xoa lên miệng nạn nhân trước khi thổi). - Khi thổi quan sát xem ngực nạn nhân có phồng lên hay không (nếu ngực phồng lên là được).
- Ngửa mặt lên, hít một hơi dài. Bỏ tay đang bịt mũi nạn nhân, để nạn nhân tự thở ra.
- Thổi như vậy từ 15-18 lần trong 1 phút, tới khi nạn nhân tự thở được.
Câu 12. Xử lý tình huống cấp cứu Anh/chị nêu phương pháp cấp cứu nạn nhân bị chảy máu trong và chảy máu mũi?
Đáp án: Chảy máu trong còn gọi là xuất huyết nội có thể do thương tích như gãy xương kín, vết thương có vật xuyên thủng cơ quan phủ tạng, dập gan lách hoặc do bệnh như loét dạ dày. Chảy máu trong rất nghiêm trọng mặc dù bạn không nhìn thấy máu chảy. Có thể khi máu dò ra ngoài theo các hốc tự nhiên như: mũi, miệng, tai, máu có trong phân, nước tiểu, trong chất nôn….
* Sơ cứu chảy máu trong: Ngay tại nơi xảy ra tai nạn, bạn là tình nguyện viên sơ cấp cứu nên khó giải quyết, cho nên cần gọi ngay đội cấp cứu y tế hoặc chuyển khẩn cấp đến bệnh viện. Trong khi chờ đợi đội cấp cứu y tế hoặc chuyển đến bệnh viên, bạn đỡ nạn nhân nằm xuống, kê chân họ cao hơn đầu. Theo dõi các dấu hiệu của sốc, nếu có thì sơ cấp cứu sốc.
* Sơ cứu Chảy máu mũi: Bảo người bệnh ngồi xuống, cúi về phía trước, bảo họ không được nuốt máu Bảo họ tự dùng tay bóp hai cánh mũi, cúi người về phía trước và thở qua mồm, trong vòng khoảng 10 phút. Nói họ không được khịt hoặc xì mũi. Khi máu ngừng chảy, dặn họ không được sờ, khịt hoặc xì mũi trong vài giờ. Nếu sau 30 phút máu vẫn chảy, phải chuyển họ đến cơ sở y tế.
Câu 13. Anh/chị nêu phương pháp sơ cấp cứu chảy máu ngoài
Trả lời: 1.1 Trường hợp vết thương nhẹ chảy máu ít: Rửa tay sạch trước và sau khi sơ cứu chảy máu Rửa vết thương bằng nước sạch, có thể rửa dưới vòi máy Nếu là vết thương nhẹ như sướt da chỉ có máu rỉ ra thì để hở cho khô. Nếu máu chảy nhiều hơn chút ít thì đặt miếng gạc lên vết thương và băng lại hoặc dùng băng keo băng kín.
1.2 Trường hợp vết thương chảy máu nhiều: Rửa tay trước và sau khi sơ cứu chảy máu Xác định vị trí nơi chảy máu để xử lý đúng phương pháp Bảo nạn nhân hoặc sơ cấp cứu viên dùng các ngón tay ép chặt lên hai mép vết thương ít nhất 5 - 10 phút để cầm máu. Đặt nạn nhân nằm xuống. Nếu vết thương ở tay hay chân, gác tay hoặc chân lên cao hơn so với tim đồng thời tay bạn vẫn ép chặt vết thương để cầm máu Phủ vết thương bằng miếng gạc sạch rồi băng lại, đừng băng chặt quá làm tắc nghẽn lưu thông của máu. Kiểm tra lại, nếu thấy máu còn chảy thấm qua lớp băng thì đặt thêm miếng gạc nữa rồi băng phủ lên, không được tháo lớp băng lần đầu ra Nếu băng ở các chi, phải thường xuyên kiểm tra các ngón xem màu da có hồng và có ấm không, nếu da các ngón tái tím và lạnh thì phải nới lỏng băng để máu lưu thông Nếu có dấu hiệu sốc như xanh tái, mệt, lạnh, nhớp nháp mồ hôi thì phải chống sốc.
Câu 14. Nêu cách sơ cứu vết thương chảy máu hở
Đáp án: Vết thương chảy máu hở có hai loại: Máu động mạch Máu tĩnh mạch Máu đỏ tươi vì giàu oxy Máu đỏ sẫm vì bị giảm oxy Chảy thành tia do áp lực của nhịp tim Không thành tia Số lượng nhiều Số lượng ít
- Máu chảy ra từ các mao mạch thường chậm, số lượng ít và các mao mạch có thể tự hàn gắn được theo cơ chế đông máu.
- Cần phân biệt máu chảy ra từ vết thương động mạch hay tĩnh mạch, vì liên quan đến cách sơ cấp cứu:
- Đối với vết thương tĩnh mạch ở các chi, khi sơ cứu, bạn chỉ cần băng ép cũng đủ để cầm máu. Nếu vết thương sâu rộng, máu chảy nhiều thì đặt nhiều gạc sâu vào trong vết thương rồi mới băng ép.
- Đối với vết thương động mạch ở các chi, nếu băng ép không cầm được máu thì cán bộ y tế phải đặt ga rô. Sơ cấp cứu viên chỉ được phép đặt ga - rô nếu được học tập và thực hành thành thạo.
* Nguyên tắc khi đặt ga - rô: - Phải biết chắc là máu từ động mạch mới được đặt ga - rô để cầm máu
- Ép động mạch phía trên vết thương, chỗ động mạch đi qua trên nền xương cứng trước khi đặt ga - rô.
- Đặt ga - rô cao su hoặc ga - rô vải, cách mép vết thương 3 - 5cm phía trên - Xoắn ga - rô hay rút ga - rô từ từ đến khi nào máu ở vết thương hết chảy hoặc động mạch ở phía dưới không còn dập là được.
Câu 15. Nêu cách sơ cấp cứu khi hóa chất vào mắt
Trả lời: - Rửa mắt bị tổn thương dưới vòi nước lạnh ít nhất 10-15 phút. - Nếu khi nhắm mắt lại mà bị đau thì nhẹ nhàng kéo mí mắt ra để rửa, cẩn thận đừng để nước nhiễm bẩn chảy sang mắt kia. - Đặt gạc vô trùng và băng mắt lại. - Chuyển đi bệnh viện tiếp tục điều trị. Bỏ:
Câu 16. Nêu cách sơ cấp cứu khi bị ngộ độc Xyanua và hít thở phải hơi khí độc
Đáp án: - Sơ cấp cứu ngộ độc xyanua: - Chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm. - Cởi bỏ quần áo bị nhiễm xyanua. - Bơm và thở oxi nếu có sẵn. - Nếu có nuốt khỏi xyanua mà nạn nhân còn tỉnh táo thì phải làm cho nôn ra bằng cách dùng ngón tay ngoáy vào thành sau họng, cứ 15 phút nhắc lại một lần. - Khẩn trương chuyển nạn nhân đến bệnh viện. Sơ cấp cứu khi hít thở phải khí độc: Di chuyển nạn nhân ra khỏi vùng có khí độc. Bạn phải bảo vệ mình bằng mặt nạ phòng độc hoặc bằng khẩu trang, khăn dúng nước vắt ẩm che mũi và miệng. Đặt nạn nhân nằm ở tư thế hồi phục. Cho thở oxi, nếu có. Nếu nạn nhân bất tỉnh kiểm tra nhịp thở và mạch đập. Làm hô hấp nhân tạo nếu cần.

FORM TƯ VẤN - ĐĂNG KÝ HỌC 
Hotline: 0966 86 86 41
Call / Zalo: 0966 86 86 41 (Hỗ trợ 24/7)