Câu hỏi trắc nghiệm dành cho người Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (Phần 4)
Câu 2. Các nguyên nhân gây ra tai nạn do bảo quản và sử dụng máy móc thiết bị thường là:
a. Không thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp.
b. Máy móc thiếu các thiết bị an toàn hoặc không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật an toàn mà vẫn sử dụng.
c. Máy móc, thiết bị không phù hợp với tầm vóc và thể lực của người điều khiển.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 3. Các yêu cầu an toàn đối với máy móc, thiết bị gồm các vấn đề nào sau đây:
a. Nối đất bảo vệ thiết bị điện.
b. Tình trạng máy móc luôn ở trạng thái tốt.
c. Định kỳ máy móc thiết bị phải được bảo dưỡng sửa chữa theo đúng kế hoạch.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 4. Các yêu cầu an toàn đối với máy móc, thiết bị gồm:
a. Các bộ phận chuyển động phải được bao che
b. Máy móc phải có đầy đủ các thiết bị an toàn.
c. Chiếu sáng cục bộ phải dùng đèn có điện áp 36V.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 5. Yêu cầu an toàn khi sử dụng máy, phải:
a. Huấn luyện về kiểm tra và sử dụng máy thành thạo theo đúng quy trình vận hành.
b. Sử dụng trang bị bảo vệ cá nhân theo đúng như quy định.
c. Tiến hành kiểm tra và chạy thử máy để phát hiện hư hỏng.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 6. Trong quá trình gia công không được:
a. Tiến hành các công việc sửa chữa khi máy đang hoạt động.
b. Bỏ đi nơi khác hoặc làm việc khác khi đang chạy máy.
c. Đưa tay vào khu vực nguy hiểm để kiểm tra kích thước, lấy phoi, tưới dầu
d. Tất cả đều đúng.
Câu 7. Định kỳ bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc hỏng hóc bất thường thì công việc sửa chữa cần được tiến hành dựa trên các yêu cầu an toàn nào sau đây:
a. Phải có lệnh sửa chữa của quản đốc phân xưởng cơ điện.
b. Phải ghi rõ nội dung sửa chữa.
c. Phải giao cho những công nhân chuyên nghiệp hoặc đã qua đào tạo hướng dẫn.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 8. Trước khi sửa chữa máy và các bộ phận của máy thì phải làm gì:
a. Tách máy ra khỏi nguồn điện, treo bảng “Máy đang sửa chữa”.
b. Tháo các đai truyền ra khỏi puli.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a và b đều sai.
Câu 9. Sau khi kết thúc sửa chữa hay điều chỉnh máy phải:
a. Kiểm tra lại toàn bộ thiết bị, lắp đặt các che chắn an toàn.
b. Bàn giao cho công nhân vận hành chạy máy.
c. Kiểm tra sơ bộ chạy máy. d. Cả 3 phương pháp trên.
Câu 10. Các thiết bị an toàn có tác dụng ngăn cách vùng nguy hiểm với công nhân trong quá trình sử dụng máy móc thường là:
a. Thiết bị bao che.
b. Cơ cấu phòng ngừa.
c. Tín hiệu an toàn.
d. Cả 3 phương án trên.
Câu 11. Các hệ thống phục hồi khả năng làm việc của thiết bị bằng cách thay mới thường là:
a. Chốt cắt, màng phòng nổ, đình chì.
b. Ly hợp ma sát, rơle nhiệt, ly hợp vấu, lò xo, van an toàn…
c. Trục ví rơi trên mát tiện.
d. Cả 3 phương án trên
Câu 12. Các hệ thống phòng ngừa sự cố có thể tự phục hồi lại khả năng làm việc của thiết bị khi các thông số đã giảm đến mức quy định bao gồm các loại nào sau đây
a. Rơ le nhiệt, rơ le áp suất. b. Ly hợp ma sát, ly hợp vấu, lò xo.
c. Van an toàn kiểu lò xo và đối trọng.
d. Cả 3 phương án trên
Câu 13. Khóa liên động là cơ cấu có khả năng làm gì:
a. Loại trừ khả năng gây nguy hiểm cho người, thiết bị khi sử dụng máy không đúng quy trình thao tác.
b. Phòng ngừa sự cố của thiết bị có liên quan đến điều kiện an toàn của người lao động.
c. Che chắn vùng nguy hiểm của máy.
d. Cả 3 phương án trên.
Câu 14. Những đối tượng làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ nào dưới đây bắt buộc phải được huấn luyện ATVSLĐ trước khi giao việc?
a. Tất cả những người lao động đang làm việc.
b. Người mới tuyển dụng, người học nghề, tập nghề.
c. Người mới vào thử việc, người lao động hành nghề tự do.
d. Cả a, b và c đều đúng
Câu 15. Yêu cầu trước khi đưa vào sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như bình chịu áp lực, thiết bị nâng...:
a. Công nhân vận hành thiết bị phải có chứng chỉ về chuyên môn, nắm được nguyên tắc an toàn khi sử dụng và có thẻ an toàn lao động.
b. Ban hành và niêm yết nội quy an toàn, quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố tại nơi để thiết bị ở vị trí dễ thấy, dễ đọc. c. Phải được kiểm định kỹ thuật an toàn với cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
d. Cả a, b và c đều đúng.
Câu 16. Một nạn nhân bị bỏng do nhiệt, điều mà bạn cần phải làm là:
a. Ngâm ngay vùng bị bỏng vào nước mát, hoặc dùng khăn sạch bọc nước đá chườm lạnh lên vùng da bị bỏng khoảng 10-15 phút, nếu có biểu hiện phồng rộp dùng gạc sạch băng nhẹ lên, cho nạn nhân uống nhiều nước có pha ít muối và chuyển nạn nhân đến bệnh viện.
b. Theo kinh nghiệm dân gian: Bôi lên vùng da bị bỏng nước mắm hoặc kem đánh răng để giảm đau và chuyển nạn nhân về bệnh viện.
c. Dùng kim sạch chọc các nốt phỏng lớn, sau đó dùng gạc sạch băng nhẹ lên vùng bị bỏng và chuyển nạn nhân về bệnh viện.
d. Cả 3 câu a, b và c đều đúng.
Câu 17. Về mặt tổ chức - kỹ thuật, các yếu tố nào sau đây có thể gây mất an toàn trong quá trình sản xuất:
a. Địa điểm không gian, mặt bằng sản xuất chật hẹp; máy, thiết bị lắp đặt không đảm bảo quy phạm an toàn, không đúng kỹ thuật.
b. Máy, thiết bị bố trí không hợp lý; người lao động để bừa bãi, không sắp xếp gọn gàng, phù hợp tầm với.
c. Máy, thiết bị, phương tiện làm việc… không phù hợp với nhân trắc người lao động; phương tiện, dụng cụ phục vụ sản xuất thiếu hoặc kém chất lượng.
d. Cả a, b và c.
B. AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH, SỬA CHỮA THIẾT BỊ ĐIỆN (10 câu)
Câu 1. Dây nối đất hoặc nối “Không” bảo vệ vào vỏ thiết bị phải thực hiện bằng biện pháp hàn hoặc bắt bằng ốc vít.
a. Đúng.
b. Sai.
c. Tùy từng trường hợp.
Câu 2. Để đảm bảo an toàn trong sử dụng, sửa chữa điện người lao động phải.
a. Sử dụng đầy đủ trang bị PTBVCN.
b. Chấp hành đúng quy trình an toàn trong sửa chữa, sử dụng điện.
c. Kiểm tra tình trạng an toàn thiết bị, hệ thống điện trước khi làm việc.
d. Tất cả yếu tố trên.
Câu 3. Điện trở nối đất bảo vệ thiết bị không được quá.
a. 4 Ôm.
b. 10 Ôm.
c. 15 Ôm.
Câu 4. Điện trở nối đất hệ thống chống sét nhà xưởng không quá.
a. 4 Ôm.
b. 10 Ôm.
c. 15 Ôm.
Câu 5. Khoảng cách an toàn hệ thống điện cao áp là dưới 35 KV.
a. 1m.
b. 2m.
c. 4m.
Câu 6. Các biện pháp bảo đảm an toàn điện.
a. Sử dụng điện áp thấp.
b. Bao bọc cách điện các vật mang điện.
c. Bảo vệ bằng che chắn.
d. Bảo vệ bằng đặt ra ngoài tầm với.
đ. Tất cả các biện pháp trên.
Câu 7. Hành lang an toàn hệ thống điện trên không bằng dây bọc (Dưới 35KV).
a. 1,5m. b. 2m. c. 3m. d. 4 . Câu 8. Chiều cao tối thiểu từ nhà đến đường dây điện trên không (Đến 35 KV)
a. 3m.
b. 6m.
c. 9m.
Câu 9. Trong mạch điện ba pha 4 dây, thiết bị đóng cắt (Ápto-mát; cầu dao; cầu chì) không được đặt trên dây trung tính.
a. Đúng.
b. Sai.
Câu 10. Nguyên tắc an toàn đối với thiết bị cầm tay.
a. Bảo quản và bảo dưỡng thiết bị tốt.
b. Sử dụng công cụ phù hợp với công việc.
c. Kiểm tra thiết bị trước khi sử dụng.
d. Vận hành thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
đ. Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đúng cách và phù hợp.
e. Tất cả nguyên tắc trên.
C. AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT, ĐIỆN (12 câu)
Câu 1. Biểu trưng mối nguy hóa chất hiển thị trên nhãn vật chứa hóa chất:
a. Biểu thị sức mạnh của hóa chất. b. Biểu thị dung lượng của hóa chất.
c. Cảnh báo mối nguy hiểm tiềm tàng của hóa chất.
Câu 2. Khi cần vào hầm chứa, thùng khoang kín để làm việc phải:
a. Sử dụng khẩu trang lọc bụi.
b. Sử dụng mặt nạ phòng độc.
c. Yêu cầu 1 người cộng tác mang đầy đủ bảo hộ lao động và mặt nạ phòng độc.
d. Yêu cầu 1 người cộng tác, thông khí hầm chứa mang đầy đủ bảo hộ lao động và mặt nạ lọc độc.
e. Yêu cầu 1 người cộng tác, thông khí hầm chứa, mang đầy đủ bảo hộ lao động và mặt nạ cấp khí sạch.
Câu 3. Khoảng cách an toàn giữa bình O2 với Gas, Axetylen tối thiểu là.
a. 5m.
b. 10m.
c. Có thể đặt cạnh nhau.
Câu 4. Khi làm việc trong không gian hạn chế (không gian hẹp) phải có ít nhất từ mấy người?
a. 2 người.
b. 3 người.
c. 4 người.
Câu 5. Đường xâm nhập của hóa chất vào cơ thể.
a. Hô hấp.
b. Ăn uống (Tiêu hóa).
c. Qua da.
d. Cả 3 con đường trên.
Câu 6. Người sử dụng lao động phải niêm yết công khai tên loại hóa chất, mức độ nguy hiểm, phương pháp phòng ngừa và xử lý sự cố.
a. Đúng.
b Sai.
Câu 7. Tại mỗi phân xưởng, kho tàng có sử dụng, bảo quản hóa chất độc hại phải có bảng hướng dẫn cụ thể về quy trình thao tác đặt ở nơi dễ nhìn, dễ thấy.
a. Đúng.
b. Sai.
c. Tùy từng loại hóa chất độc.
Câu 8. Trách nhiệm xây dựng nội quy, chỉ dẫn về an toàn lao động cho các máy, thiết bị, công việc của doanh nghiệp thuộc về.
a. Người sử dụng lao động.
b. Bộ lao động TBXH.
c. Công đoàn cơ sở.
Câu 9. Trường hợp nào sau đây được xác định là ngộ độc hóa chất cấp tính.
a. Ngộ độc tử vong tại chỗ.
b. Ảnh hưởng sau nhiều năm tiếp xúc với hoa chất.
c. Gây Ung Thư.
d. Cả 3 trường hợp trên.
Câu 10. Kho để hóa chất dễ cháy nổ hệ thống cầu dao, cầu chì, ổ cắm, công tắc đèn chiếu sáng phải đặt ở vị trí.
a. Trong khu vực kho chứa hóa chất.
b. Ngoài khu vực chứa hóa chất.
c. Cách sàn trong kho để hóa chất ít nhất 1,5m.
d. Tùy mặt bằng khu vực để hóa chất.
Câu 11. Quy trình sửa chữa điện an toàn là.
a. Cắt điện/làm việc/Thử đèn(bút điện)/ Nối đất tạm
b. Cắt điện/ Thử đèn/nối đất tạm/ làm việc.
c. Cắt điện/làm việc/ thử đèn/ nối đất tạm.
XEM PHẦN TIẾP THEO PHẦN 5 (CLICK VÀO ĐÂY)
FORM TƯ VẤN - ĐĂNG KÝ HỌC
Hotline: 0966 86 86 41
Call / Zalo: 0966 86 86 41 (Hỗ trợ 24/7)